7 thói quen nên có sau tuổi 40, chớ xem nhẹ!

21/06/2018 15:39 GMT+7

Bước qua tuổi 40 đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sự gia tăng những rủi ro cho sức khỏe mà bạn chớ nên xem nhẹ. Sau đây là những thói quen nên có sau tuổi 40, theo báo The Indian Express.

Đi bộ nhiều hơn và nhanh
Đi bộ không chỉ là một loại vận động mà với nhiều người, nó là cách tốt nhất để kết nối với bản ngã nội tại. Ở độ tuổi 40, bạn có nhiều thời gian hơn trước đó trong đời. Đây là lúc sự nghiệp và đời sống cá nhân đã ổn định.
Đi bộ 45 phút mỗi ngày không chỉ làm cho bạn khỏe lại mà sẽ giữ cho tốc độ trao đổi chất của bạn ở mức cao, giúp bạn đốt calorie và giảm cân, qua đó tránh được những căn bệnh liên quan. Với những người đang mắc một căn bệnh do lối sống, đi bộ sẽ giúp họ chế ngự nó.
Tìm hiểu tiền sử gia đình
Tiền sử y khoa gia đình là một tấm gương soi những rủi ro sức khỏe của bạn. Điều này được thực hiện nhằm thu thập thêm thông tin về các bệnh tồn tại và lây truyền trong gia đình. Tốt nhất là nên nhìn lại 3 thế hệ để có một hồ sơ hoàn chỉnh.
Một tiền sử gia đình chi tiết có thể cung cấp thông tin then chốt cho bác sĩ. Điều này sẽ giúp ích cho việc khuyến nghị những biện pháp ngăn ngừa nhằm giảm rủi ro bị các tình trạng như đau tim, đột quỵ và những loại ung thư khác nhau.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Bước vào độ tuổi 40, bạn được khuyến nghị thường xuyên khám sức khỏe, thực hiện các bước tầm soát bệnh và xét nghiệm. Điều này thay đổi tùy theo giới tính, tiền sử gia đình, sức khỏe nói chung và những tác nhân rủi ro cá nhân.
Ăn lành mạnh
Bạn được khuyến nghị bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn. Điều này sẽ giúp bình thường hóa các cử động ruột, giảm mức cholesterol, giúp đạt một thể trọng lành mạnh, duy trì sức khỏe ruột và kiểm soát mức đường huyết.
Tập cardio
Nên tập cardio 3 lần mỗi tuần trong 30 phút để giữ dáng và khỏe mạnh.
Trước khi bắt đầu bất kỳ thói quen nào như thế, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và kiểm tra tất cả các thông số y khoa của bạn để bắt đầu lịch trình thích hợp nhất cho bạn.
Nắm các con số của mình
Điều quan trọng là phải kiểm soát mức huyết áp, cholesterol, đường huyết và triglyceride. Hãy đo vòng eo, chỉ số khối cơ thể và thể trọng.
Những giá trị và con số “vượt tầm” có thể báo hiệu sự hiện diện hoặc rủi ro bị bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Kiểm soát mức hấp thu muối
Bạn không thể không để mắt đến mức hấp thu muối. Quá nhiều muối trong chế độ ăn có thể tác động tiêu cực đến huyết áp do nó giữ nước trong cơ thể. Chính lượng nước thừa này làm tăng huyết áp. Điều này, đến lượt mình, tác động xấu đến tim, thận, động mạch và não bộ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.