NASA nghiên cứu hậu quả rơi trực thăng

29/08/2013 15:35 GMT+7

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 28.8 thực hiện một cuộc thí nghiệm khác lạ so với những sứ mệnh khám phá vũ trụ thường thấy, là tìm hiểu về hậu quả của một vụ rơi trực thăng.

Cuộc thử nghiệm trên được NASA thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Langley ở Hampton (bang Virginia), với một thân trực thăng dài 14 mét mang theo những hình nhân thả rơi xuống đất từ độ cao 9 mét với vận tốc 48 km/giờ.


Thân chiếc trực thăng được thả rơi xuống đất - Ảnh: NASA


Các hình nhân sau khi trực thăng tiếp đất - Ảnh: NASA

Mục đích của cuộc thí nghiệm được NASA cho biết là nhằm tìm hiểu các lực tác động khi trực thăng rơi để cải tiến ghế ngồi và các loại dây an toàn, hướng đến việc thiết kế nên các loại trực thăng có độ bảo vệ cao hơn.

RIA Novosti dẫn lời người đứng đầu đội thí nghiệm là kỹ sư Martin Annett cho biết, có gần 40 camera được gắn ở phía trong và ngoài của thân chiếc trực thăng hải quân để ghi nhận những phản ứng của 15 hình nhân trước, trong và sau khi va chạm.

Ngoài ra, các kỹ sư NASA cũng gắn vào thân trực thăng và hình nhân các thiết bị đo đạc khác như gia tốc kế, các cảm biến... Đồng thời nhóm thí nghiệm cũng sơn lên thân trực thăng những chấm đen trên nền trắng giúp cho camera tốc độ cao (có khả năng ghi 500 hình trên giây) có thể theo dõi từng đốm một, qua đó các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác sự biến dạng của trực thăng khi va chạm mặt đất ra sao.

Được biết, cuộc nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của NASA, Hải quân Mỹ, Lục quân Mỹ, Cục Hàng không liên bang Mỹ sau hơn hai năm chuẩn bị.

Tiến Dũng

>> NASA sắp phóng tàu thám hiểm mặt trăng
>> NASA lập bản đồ 'sát thủ' Trái đất
>> NASA nghiên cứu bí ẩn khí quyển sao Hỏa
>> NASA kêu gọi đối phó tiểu hành tinh
>> NASA chọn 8 phi hành gia cho sứ mệnh không gian mới
>> NASA chuẩn bị phóng vệ tinh quan sát mặt trời
>> NASA treo bảng cho thuê bệ phóng tàu vũ trụ
>> NASA tuyển được “thợ săn hành tinh” mới
>> NASA bị tố tuồn công nghệ ra nước ngoài

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.