Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa

21/04/2024 12:02 GMT+7

Bất cứ ai cũng có thể gặp những tai nạn không mong muốn và gây nên những vết thương hở ở mức độ khác nhau. Thông thường, với vết thương hở tình trạng nhẹ và nhỏ sẽ được điều trị tại nhà. Vậy hãy tìm hiểu ngay cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu chuẩn y khoa ngay tại nhà.

Nhưng trước khi biết cách làm lành vết thương hở mau khô, chúng ta tìm hiểu quá trình lành thương diễn ra như thế nào, có mấy giai đoạn.

Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa- Ảnh 1.

Quá trình lành thương diễn ra như thế nào?

Làn da chính là bề mặt bảo vệ cơ thể của chúng ta nên phải đối mặt với các tác động từ bên ngoài. Trong đó, những vết thương hở, trầy xước hay vết cắt dù là nhỏ đều có thể gây tổn hại tới làn da. Nhưng làn da lại có cơ chế tự liền và phục hồi vết thương sau đó. Vậy quá trình tự phục hồi này diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết quá trình lành thương để biết cách làm lành vết thương hở nhanh và hạn chế tối đa sự hình thành sẹo.

Giai đoạn cầm máu và sưng viêm

Đây là giai đoạn đầu tiên liền vết thương sẽ có một số tế bào quan trọng tham gia như tiểu cầu, bạch cầu trung tính và đại thực bào. Khi làn da xảy ra tổn thương, các mạch máu sẽ co lại để ngăn ngừa sự mất máu. Còn các tiểu cầu cùng yếu tố đông máu được kích hoạt. Theo đó, các nút tiểu cầu và cục máu đông được hình thành để chặn đứng sự chảy máu. Nếu máu chảy quá nhiều thì cục máu đông không kịp hình thành và dẫn đến mất máu. Lúc này, các bạn cần sự hỗ trợ của băng, garo để giúp cầm máu cho vết thương. Những người có hệ miễn dịch yếu hay đang sử dụng thuốc dễ bị suy giảm số lượng và chức năng bạch cầu. Quá trình viêm sẽ bị ảnh hưởng và việc liền vết thương sẽ gặp trở ngại.

4 Giai đoạn của Quá trình lành vết thương - Tân Mai Thành Medical

Giai đoạn tăng sinh

Đây là giai đoạn kéo dài trong 3 tuần và diễn ra với 3 quá trình chính. Đầu tiên, tái cấu trúc là vùng tổn thương có sự thay đổi cấu trúc và tái tạo tế bào da mới. Xuất phát từ lớp biểu bì và xuống sâu hơn.

Quá trình thứ 2 là lên mô hạt xảy ra khi tế bào mới được tạo ra từ biểu bì và bắt đầu tăng sinh. Một phần chất này là Matrix Metallo - protein có vai trò trong việc làm sạch vết thương và chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp. Thứ 3 là quá trình biểu mô hóa với tế bào mới hình thành và biến đổi tế bào sợi thành cơ nguyên bào sợi. Nhiệm vụ của chúng là liên kết và sắp xếp các tế bào trong vết thương.

Giai đoạn tái tạo

Đây là giai đoạn diễn ra suốt quá trình sắp xếp ngoại gian bào mới với sự hợp tác của đại thực bào và nguyên bào sợi. Các tế bào sẽ kết hợp với nhau tạo nên sợi collagen cùng chất mô dày dặn hơn và hình thành sự liên kết mới. Quá trình này còn phát sinh hoạt chất sinh học mới giúp tăng cường mật độ và duy trì chất nền ổn định, bổ sung khả năng đề kháng.

Bên cạnh việc thay đổi tỷ lệ collagen, nguyên bào sợi cũng phân hủy và tổng hợp các ngoại gian bào chắc khỏe giúp vết thương nhanh chóng liền lại. Và tùy theo tốc độ phục hồi của mỗi người mà có thể xuất hiện sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm khác nhau.

Quá trình lành vết thương hở là gì, có mấy giai đọan? | Urgo Medical

Hướng dẫn cách làm lành vết thương hở mau khô hạn chế sẹo đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà

Hiểu rõ quá trình từ lành thương của vết thương hở diễn ra trong 3 giai đoạn. Theo đó, các bạn càng thấy được tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà. Bởi nó sẽ tác động vào quá trình lành thương và hạn chế sự hình thành sẹo xấu. Vậy cách làm lành vết thương hở mau khô đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà gồm những bước nào?

Vệ sinh tay trước khi vệ sinh vết thương

Đây là khâu tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Bạn có thể dùng xà phòng hay nước sát khuẩn để làm sạch tay và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở. Ngoài ra, nếu bạn nào có găng tay y tế thì có thể sử dụng để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương hở.

Hướng dẫn các bước rửa tay theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế | Vinmec

Cầm máu vết thương

Với các vết thương hở thường chảy máu rất nhiều. Vậy nên, các bạn cần tiến hành cầm máu trước khi băng bó. Có thể dùng miếng vải sạch đắp lên vết thương và kẹp chặt lại để thúc đẩy quá trình đông máu. Nếu trường hợp bạn nào không có băng gạc sạch thì có thể dùng tay ấn trực tiếp lên miệng vết thương. Chú ý, với những vùng miệng vết thương hở cao hơn tim cần hạn chế chảy máu đến khu vực này. Còn với vết thương hở sâu, diện tích khá rộng và chảy nhiều máu thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ cầm máu kịp thời.

Quá trình đông, cầm máu diễn ra thế nào? | Vinmec

Rửa vết thương

Khi máu ngưng chảy, bạn tiến hành rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hay nước sát khuẩn để loại hết bụi bẩn. Tiếp đó, bạn lau nhẹ nhàng vết thương bằng khăn sạch. Nếu có dị vật xuất hiện trong vết thương hở cần dùng nhíp đã được khử khuẩn cẩn thận gắp sạch. Lưu ý, các bạn không nên dùng nước ô xy già hay cồn để rửa vết thương. Bởi điều này có thể loại hết vi khuẩn có lợi xung quanh tổn thương mô hạt khiến vết thương mau lành hơn.

Sát trùng vết thương

Khâu này khá quan trọng trong việc chăm sóc vết thương hở đúng cách. Bạn nên chọn các loại thuốc sát trùng phù hợp để ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Chọn các loại nước sát trùng đảm bảo tiêu chí phổ kháng khuẩn rộng, không gây xót và kích ứng, không làm tổn thương mô hạt và mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương | Vinmec

Băng vết thương hở

Bước này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục cũng như vết thương có nhiễm khuẩn hay không. Các bạn nên dùng băng vô trùng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Với vết thương hở nhỏ thì không cần băng bó và để thông thoáng sẽ nhanh lành thương hơn. Còn vết thương có diện tích lớn thì cần băng bó cẩn thận bằng băng vô trùng để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ. Chú ý, không nên băng quá chặt vì có thể làm ảnh hưởng đến thời gian lành thương lâu hơn.

Thay băng vết thương

Theo các bác sĩ, đối với vết thương hở cần thay băng ít nhất khoảng 24 giờ/ 1 lần hay thay khi vết thương bị ướt bẩn. Mỗi lần thay băng nên cẩn thận vì có thể gây kích thích và đau tại vết thương; thậm chí gây chảy máu. Sau khi, vết thương có hiện tượng lành và khô thì không cần băng bó lại nữa.

Một số lưu ý khi thay băng và rửa vết mổ

Theo dõi vết thương

Trong suốt quá trình chăm sóc vết thương hở, các bạn nên quan sát vết thương để phát hiện tình trạng nhiễm trùng kịp thời. Nếu vết thương xuất hiện các dấu hiệu sưng đỏ, chảy mủ, ẩm ướt không khô, nóng xung quanh vùng vết thương hở thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc vết thương hở mau lành đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà không hề đơn giản đúng không nào. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm trùng và có thể dễ hình thành sẹo xấu phức tạp sau lành thương. Vậy nên, khi chăm sóc vết thương hở tại nhà hầu hết mọi người đều tìm đến sự hỗ trợ của xịt lành thương HemaCut Spray.

Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa- Ảnh 8.

Đây là chuyên gia quản lý vết thương hở được cấp bằng sáng chế bởi Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Séc với công nghệ Polymer Triss và Hemxamethyldisiloxane. Bình xịt HemaCut Spray hoạt động thông qua các liên kết chéo Polymer Triss đạt bám dính cao, bền chặt và "bao trọn" mọi vết thương. Ngay khi tiếp xúc với vết thương, màng bảo vệ Striss Polymer lập tức khóa chặt vết thương mà không hề gây cảm giác đau, nóng rát. Bên cạnh bảo vệ vết thương khỏi nhiễm khuẩn, màng bảo vệ linh hoạt làm giảm tình trạng co kéo, căng thẳng mép vết thương. Đảm bảo đạt hiệu quả liền thương trong 8-10 ngày.

Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa- Ảnh 9.

Đặc biệt, xịt lành thương HemaCut Spray mở rộng chu trình quản lý sẹo khi còn ở giai đoạn viêm. Sản phẩm với kết cấu phân tử lớn, không xâm nhập vào sâu bên trong vết thương và chống nước khá tốt. Thế nhưng, màng Polymer TRISS lại cho phép ô xy và hơi ẩm vào nuôi dưỡng mô. Từ đó, tạo điều kiện ổn định thúc đẩy tiến trình lành thương và giảm tối đa nguy cơ hình thành sẹo xấu phức tạp về sau.

Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa- Ảnh 10.

Với dạng xịt dễ sử dụng, dễ dàng bám vào vết thương, HemaCut Spray được ứng dụng rộng rãi trong quản lý vết thương mà không cần chạm đến vết thương. Từ đó làm giảm những kích thích không đáng có để vết thương phục hồi tốt hơn và hạn chế gây đau trong quá trình phục hồi. Các bạn có thể sử dụng bình xịt HemaCut Spray làm lành vết thương nhẹ trên bề mặt da như trầy xước, vết cắt/rách/rạch nông; bỏng cấp độ Iⅈ vết thương hậu phẫu như thẩm mỹ, tai nạn, sinh mổ... hay mụn nước, vết loét trên da.

Sản phẩm đã được kiểm chứng an toàn với mọi đối tượng kể cả các vết loét tỳ đè lâu năm. Ứng dụng HemaCut Spray mang lại hiệu quả lành thương vượt trội được kiểm chứng bởi nhiều bệnh viện của nước Cộng Hòa Séc. Và tại Việt Nam, HemaCut Spray nhận được sự quan tâm và công nhận.

Xem thêm các nghiên cứu lâm sàng tại đây.

Vết thương hở nên kiêng ăn gì để mau lành và ngăn ngừa sẹo xấu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số thực phẩm khiến vết thương hở lâu lành và dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm nên cần phải kiêng trong thời gian này. Một số thực phẩm, các bạn nên kiêng trong thời gian này gồm có thịt bò, trứng gà, đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao, hải sản, đồ nếp, rau muống…

  • Thịt bò: Theo các chuyên gia, dù thịt bò chứa nhiều đạm và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng lại khiến vết thương thâm sau khi lành. Vậy nên, với những bạn có vết thương hở nên kiêng thực phẩm này trong thực đơn của mình.
  • Thịt gà: Thuộc nhóm thực phẩm có tính nóng, khiến vết thương đau nhức, lâu liền da và nguy cơ dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm.
  • Trứng gà: Cũng là nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt bò nhưng ngược với thịt bò là ăn trứng gà sẽ làm vùng da bị thương sau khi lành trắng hơn, không đều màu. Vậy nên, các bạn nên kiêng ăn trứng gà cho đến khi vết thương hở lành hoàn toàn.
  • Hải sản: Khi vết thương chưa lành hẳn hay đang lên da non mà ăn hải sản có thể sẽ gây ngứa và dễ tạo sẹo lồi.
  • Đồ nếp: Tương tự như đồ nếp cũng tính nóng nên dễ gây nên tình trạng sưng, nhức và mưng mủ tại vị trí vết thương hở. Vậy hãy tránh xa những món ăn làm từ nếp như xôi, chè trôi nước... để vết thương mau lành và hạn chế tối đa sự hình thành sẹo.
  • Rau muống: Vết thương lên da non cũng cần kiêng rau muống. Đây là thực phẩm có tính mát, giải độc, lợi tiểu và nhuận thịt, sinh da thịt nên ăn rau muống giai đoạn này dễ gây sẹo lồi.
  • Đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao: Đây là nhóm thực phẩm sẽ tác động đến lượng collagen trên bề mặt lớp biểu bì. Nhất là trong giai đoạn nguyên bào sợi và giai đoạn tái tạo; nếu ăn đường nhiều sẽ làm chậm quá trình lành thương.
  • Sữa đã tách kem: Ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và đáp ứng quá trình viêm tự nhiên. Nên nếu bạn dung nạp vào cơ thể các loại sữa tách kem sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn viêm và làm chậm quá trình liền sẹo.
Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa- Ảnh 11.

Với cách làm lành vết thương hở mau khô đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà ở trên, chắc chắn vết thương sẽ mau lành và ngăn ngừa tối đa sự hình thành sẹo phức tạp đúng không nào. Nhớ rằng, hãy chăm sóc vết thương hở đúng cách ngay từ đầu để tránh tình trạng nhiễm trùng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình làm lành vết thương hở tại nhà, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.