Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
01/05/2023 11:22 GMT+7

"Sau hai, ba tháng trời ròng rã vẽ Chính ủy Bùi Văn Tùng rồi tranh cũng hoàn thành. Ngoài tranh sơn dầu khổ lớn nói trên tôi còn có cảm hứng vẽ thêm 4 tranh khác bằng chất liệu pastel. Mỗi bức tranh là một câu chuyện riêng, đồng hành cùng những ngày lịch sử của dân tộc", họa sĩ Lê Sa Long bộc bạch.

Nhà Chính ủy Bùi Văn Tùng ở gần Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập trước đây) nên họa sĩ Lê Sa Long may mắn có nhiều lần đến thăm gia đình Chính ủy. Nhờ vậy, họa sĩ Lê Sa Long không chỉ có nhiều kỷ niệm với ông Bùi Văn Tùng cùng gia đình mà qua những bữa cơm ấm cúng, ông còn được nhiều lần ngồi trò chuyện cùng ông. 

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 1.

Nhà Chính ủy Bùi Văn Tùng ở gần Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập trước đây) nên họa sĩ Lê Sa Long may mắn có nhiều lần đến thăm gia đình Chính ủy

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 2.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 3.

"Tôi còn nhớ trong Lễ thượng thọ cụ mỉm cười gật gù ưng ý với chân dung mình bằng sơn dầu trên tường, Đó là giây phút hạnh phúc của người họa sĩ mà tôi lưu mãi", họa sĩ Lê Sa Long tâm sự

NVCC

Từ mối thâm tình ấy, họa sĩ Lê Sa Long muốn lưu lại những kỷ niệm quý giá của mình với Chính ủy qua các tác phẩm thể hiện chân dung Chính ủy, Chính ủy với đồng chí đồng đội và Chính ủy cùng với gia đình.

Trong năm bức tranh mới, anh thích nhất tranh sơn dầu khổ lớn mà anh đã thực hiện sau nhiều tháng làm việc, sau nhiều lần gặp gỡ. Anh nhớ, cách nay 3 năm những tháng cuối năm 2019, hai người con của Ông là chị Bùi Quỳnh Hoa và anh Bùi Hải Nam muốn có tranh chân dung Ông trong lễ thượng thọ 90. 

Lúc này Ông đã rất yếu, hầu như thời gian là nằm trên giường, lúc nào cũng có người chăm sóc. Riêng mỗi sáng có 2 giờ (từ 8 - 10 giờ) là anh Bùi Hải Nam - người con trai túc trực chăm sóc, đẩy xe đưa ông ra ngoài sưởi nắng và trò chuyện đôi chút cùng con cháu.

"Tuy sức yếu, nhưng ông vẫn minh mẫn và vui vẻ trả lời khi tôi hỏi về những ký ức chiến trường. Và tôi cũng tranh thủ những buổi sáng ấy để ký họa ghi chép… thành tư liệu nhằm tìm bố cục, chi tiết tạo nên tác phẩm", họa sĩ Lê Sa Long kể.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 4.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 5.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 6.

Những tác phẩm của họa sĩ Lê Sa Long thể hiện chân dung Chính ủy, Chính ủy với đồng chí đồng đội và Chính ủy cùng với gia đình

"Sau hai, ba tháng ròng rã làm việc rồi tranh cũng hoàn thành. Ngoài tranh sơn dầu khổ lớn nói trên tôi còn có cảm hứng vẽ thêm 4 tranh khác bằng chất liệu pastel. Mỗi bức tranh có một câu chuyện riêng", họa sĩ nói tiếp.

Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng kể: "Trong giai đoạn chiến tranh, trước khi xuất phát, mỗi xe tăng của đại đội đều được cấp một lá cờ giải phóng, kích thước 60x90 cm, may bằng vải phin thông dụng. Mục đích của việc phát cờ nhằm phân định rõ đây là xe tăng của quân Giải phóng để các đơn vị của ta dễ nhận và tránh bắn nhầm nhau. Ngoài ra, mỗi khi xe tăng di chuyển, lá cờ trên tháp pháo thường bay phần phật càng làm cho việc xung trận khí thế hơn…".

Nói về những bức tranh vừa hoàn thành, họa sĩ Lê Sa Long tâm sự: "Tôi khá hài lòng vì mình đã thể hiện được hình ảnh một cán bộ quân đội tài năng, đức độ, mẫu mực, khiêm nhường, luôn chí tình, chí nghĩa với đồng chí, đồng đội và được mọi người yêu mến. Tôi còn nhớ trong Lễ thượng thọ cụ mỉm cười gật gù ưng ý với chân dung mình bằng sơn dầu trên tường, Đó là giây phút hạnh phúc của người họa sĩ mà tôi lưu mãi".

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 7.

Chân dung Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 8.

"Bằng ngôn ngữ tạo hình hiện thực, tác phẩm của anh đã khắc họa được vẻ ngoài cũng như thần thái của ba tôi. Khi ai đến nhà viếng ba tôi, họ đều khen ngợi và dừng lại khá lâu trước bức tranh này", con trai Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng xúc động.

NVCC

Hiện các bức tranh họa sĩ Lê Sa Long vẽ tặng đã được gia đình Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng tiếp nhận và lưu giữ cẩn thận. 

Nhìn những bức tranh vẽ cha mình khi ông không còn nữa, con trai Chính ủy Bùi Văn Tùng, anh Bùi Hải Nam xúc động: "Tôi muốn cảm ơn họa sĩ Lê Sa Long rất nhiểu, vì các bức tranh chân dung ông không chỉ rất giống, thể hiện chân thực hình ảnh ba tôi, mà còn vì tình cảm mà họa sĩ gửi gắm trong đó. Những tác phẩm này là thành quả say mê làm việc của họa sĩ Lê Sa Long sau nhiều tháng trời. Bằng ngôn ngữ tạo hình hiện thực, tác phẩm của anh đã khắc họa được vẻ ngoài cũng như thần thái của ba tôi. Khi ai đến nhà viếng ba tôi, họ đều khen ngợi và dừng lại khá lâu trước bức tranh này. Tôi nghĩ rằng đây là kỷ vật mà thế hệ chúng tôi gửi lại cho thế hệ sau, để sau này con cháu chắt chúng tôi nhìn tranh và tự nhắc nhở phải sống xứng đáng với người đã khuất - người lính cụ Hồ - Bùi Văn Tùng".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.