Thủ khoa tiếp sức gen Z

Chọn ngành thế nào khi không biết bản thân thích gì?

19/04/2024 09:00 GMT+7

Chọn ngành theo đam mê, sở thích của mình luôn là ưu tiên hàng đầu của không ít thí sinh, nhưng có một điều nan giải là nhiều bạn lại không biết bản thân thích gì. Bạn nào đang ở trong tình huống này, hãy theo dõi video "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" phát hôm nay (19.4) để nghe thủ khoa chia sẻ bí quyết chọn ngành.

Thủ khoa Trần Thị Diễm Linh, Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng trong giai đoạn chọn ngành nghề, nhiều bạn rơi vào trạng thái không biết mình thích hay đam mê gì. "Nếu bảo các bạn hãy tìm cho mình một đam mê thì nhiều khi sẽ rất khó khăn, vì ở độ tuổi này chúng ta chưa có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm để định hướng cho mình. Tuy nhiên, các bạn có thể lưu ý một số điều để có cái nhìn tổng quát hơn trong việc chọn ngành", Linh chia sẻ.

Chọn ngành học khi chẳng biết mình thích hay muốn làm nghề gì | Thủ khoa tiếp sức Gen Z mùa thi

Lưu ý đầu tiên, theo Linh là đừng nghĩ bản thân không giỏi môn này sẽ không thể theo được những ngành có liên quan đến môn đó. Bạn chưa được 8 hay 9 điểm môn văn, không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể theo đuổi các ngành liên quan đến viết lách hay sáng tạo nội dung.

Linh kể: "Bản thân mình từng đạt điểm không cao ở môn văn trong kỳ thi giữa và cuối kỳ, nhưng giờ đây mình đã là sinh viên ngành luật, một ngành đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng nói, giao tiếp và viết. Cho nên hãy tập trung vào kỹ năng mà bạn đang có, cũng như thế mạnh của mình để chọn ngành, chọn trường".

Thủ khoa Trần Thị Diễm Linh

Thủ khoa Trần Thị Diễm Linh

NVCC

Linh lý giải thêm: "Việc bạn điểm thấp môn văn không đồng nghĩa với việc bạn yếu kém kỹ năng nói, giao tiếp, viết lách. Viết một bài văn ở trường sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Còn việc nói, giao tiếp và viết, theo mình đó là kỹ năng được hình thành trong cả một quá trình, chứ không phải chỉ đánh giá qua những điểm số trên trường học. Vì thế hãy cứ thử, đừng vì vài lần vấp ngã bởi điểm số ở trường mà bỏ cả ước mơ, dự định".

Một lưu ý nữa theo Linh là hãy lắng nghe người thân, những anh chị đi trước một cách có chọn lọc, sau đó tự đối thoại với chính bản thân mình. Tự hỏi xem rằng bản thân thật sự hạnh phúc và cảm thấy có động lực nhất khi làm việc gì. Từ góp ý của mọi người và những suy nghĩ của chính bản thân sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề để có sự lựa chọn phù hợp.

Thí sinh hãy cùng theo dõi các video "Thủ khoa tiếp sức gen Z" trên các nền tảng: Facebook, YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên và tại thanhnien.vn. Mỗi ngày 2 lượt phát sóng (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ).

Một điều Linh muốn đặc biệt nhắn gửi đến thí sinh trong hành trình chọn ngành, nghề cho tương lai là hãy dám nghĩ và dám làm.

"Có ước mơ thì hãy cứ thực hiện. Chúng ta đừng để bị ảnh hưởng bởi những định kiến hay phán xét chưa rõ ràng về một ngành, nghề nào đó, mà hãy tập trung vào những điều khiến các bạn thật sự hạnh phúc khi nghĩ về nó, để từ đó chọn được hướng đi phù hợp cho tương lai của mình", Linh chia sẻ và nhắn gửi: "Từ bây giờ các bạn hãy ngồi lại, suy ngẫm thật kỹ, tự nói chuyện với bản thân. Có như thế mới tìm ra được đúng điều các bạn đam mê và muốn theo đuổi. Chúc các bạn chọn được một ngành nghề thật sự phù hợp để có 4 năm thanh xuân trên giảng đường trọn vẹn nhất".

Máy tính Flexio từ Thiên Long đồng hành cùng chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" của Báo Thanh Niên. Dòng sản phẩm máy tính khoa học Flexio gồm Fx590VN, Fx680VN, Fx680VN Plus, Fx799VN, Fx509VN đạt chuẩn mang vào phòng thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Máy tính Flexio với tính năng đột phá và tốc độ tính toán ưu việt chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cùng các sĩ tử trong quá trình ôn luyện chinh phục các kỳ thi quan trọng.

Đơn vị đồng hành:

Chọn ngành thế nào khi không biết bản thân thích gì?- Ảnh 2.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.