Hệ sao ba mặt trời

05/10/2013 14:35 GMT+7

(TNO) Sau khi xác định Fomalhaut là hệ sao đôi, các chuyên gia tiếp tục thu thập đủ chứng cứ để công nhận thêm một thành viên mới của hệ mặt trời láng giềng


Phát hiện đầy bất ngờ đối với hệ sao Fomalhaut - Ảnh: ĐH Rochester  

Eric Mamajek, giáo sư vật lý và thiên văn học thuộc Đại học Rochester (Anh), và đồng sự đã tìm thấy một ngôi sao nằm khá xa cặp sao Fomalhaut, và phát hiện đây chính là thành viên thứ 3 của hệ sao này.

“Vài năm trước, tôi đã lưu ý đến ngôi sao thứ ba này trong lúc theo dõi chuyển động của hai ngôi sao của Fomalhaut trong một cuộc nghiên cứu khác”, theo giáo sư Mamajek.

Tuy nhiên, đến nay, nhóm của ông mới thu thập đủ dữ liệu cần thiết, cũng như tập hợp thêm các nhà nghiên cứu khác, thực hiện nhiều cuộc quan sát khác nhau, mới rút ra kết luận rằng đó chính là thành viên thứ ba của hệ Fomalhaut.

Theo đó, thành viên mới xác định, trước đây được gọi là LP 876-10, giờ đã mang tên chính thức là Fomalhaut C.

“Fomalhaut C nằm ở khoảng cách khá xa ngôi sao lớn và sáng là Fomalhaut A khi nhìn lên bầu trời từ hướng Trái đất”, theo Space.com dẫn lời giáo sư Mamajek.

Fomalhaut A có kích thước khổng lồ, gấp đôi tỉ số khối của mặt trời, cho phép nó tạo ra lực hấp dẫn đủ mạnh để giữ Fomalhaut C trong hệ của nó, bất chấp khoảng cách giữa chúng gấp 158.000 lần so với Mặt trời - Trái đất.

Vào năm trước, các chuyên gia của Đại học Toronto (Canada) đã công bố phát hiện về Fomalhaut B, và sau đó xác định nó thuộc hệ sao Fomalhaut.

Đến nay, thành viên của hệ sao này đã lên đến con số 3.

Hạo Nhiên

>> Khám phá cơ chế bão mặt trời gần Trái đất
>> Viễn cảnh hủy diệt của mặt trời
>> Thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời
>> Tàu Voyager 1 rời hệ mặt trời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.