Hàn Quốc phòng xa cho chắc

15/03/2024 09:02 GMT+7

Mỹ và Hàn Quốc hiện tại như thể chạy đua với thời gian để kết thúc đàm phán và ký kết thỏa thuận về đóng góp tài chính của Hàn Quốc cho việc Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự trực tiếp trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Mỹ đưa quân đội đến Hàn Quốc và đồn trú hàng chục năm qua. Cũng trong suốt thời gian dài, vì Mỹ và Hàn Quốc là đồng minh quân sự chiến lược của nhau - như Mỹ với Nhật Bản - nên việc Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc được coi là chuyện gần như đương nhiên.

Vấn đề Hàn Quốc phải tăng đóng góp tài chính cho Mỹ để được Mỹ tiếp tục bảo hộ an ninh thông qua duy trì sự hiện diện quân sự trực tiếp chỉ mới được đặt ra trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump (2017 - 2020). Ông Trump yêu cầu Hàn Quốc bỏ ra 5 tỉ USD/năm chứ không chỉ 1 tỉ USD như lâu nay, nếu không sẽ rút quân Mỹ về nước. Chiêu thức này cũng đã được ông Trump áp dụng với Nhật Bản và các thành viên NATO ở châu Âu.

Hàn Quốc phòng xa cho chắc- Ảnh 1.

Mỹ đưa quân đội đến Hàn Quốc và đồn trú hàng chục năm qua

REUTERS

Phía Hàn Quốc đã chi thêm một chút và khôn khéo kéo dài đàm phán với Mỹ cho tới hết nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Giờ đây, khi ông Trump đang tranh cơ hội trở lại cầm quyền sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới thì viễn cảnh khơi lại chuyện cũ với Hàn Quốc cũng trở nên thời sự.

Hàn Quốc phải phòng ngừa sớm và lo xa về kịch bản này; và phải tận dụng thiện chí của chính quyền Tổng thống Joe Biden để ký kết thỏa thuận mới có thời hạn 6 năm. Nếu Hàn Quốc có được thỏa thuận mới với Mỹ thì ông Trump rồi đây khó có thể thay đổi hay đảo ngược sự đã rồi; và chuyện nhượng bộ cho chính quyền của ông Biden hiện tại chắc chắn không nhiều bằng với chính quyền của ông Trump nếu ông trở lại. Phòng xa như thế vừa chắc yên lại vừa không phải trả giá quá đắt.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngồi xe tăng mới của Triều Tiên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.