Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ

02/05/2024 16:33 GMT+7

Trưa 2.5, ghi nhận thực tế trên nhiều con đường, công viên ở TP.HCM từ 12 giờ đến 14 giờ 30 theo cảm thụ nhiệt ngoài trời (khác với cách đo của khí tượng thủy văn), nền nhiệt độ mặt đường lên đến 45 độ C dưới nắng nóng.

Trưa nay, khi thời tiết nắng nóng ở TP.HCM vẫn đang tiếp diễn, kéo dài trong nhiều tháng qua. Ở khắp nơi, nhiều người dân đang phải vật lộn với nắng nóng bất kể ngày hay đêm. 

Một số nơi, người dân phải liên tục xịt nước xuống đường để giảm nóng. Các tài xế xe công nghệ, những người mưu sinh bên ngoài vẫn chịu trận vì nắng nóng. Số khác tìm những bóng mát, công viên, bờ sông, gầm cầu để "lánh nạn" nắng nóng lúc giữa trưa.

Sáng 2.5, một số khu vực đã xuất hiện mưa nhưng chỉ kéo dài ít phút sau đó nắng nóng vẫn diễn ra oi bức, khó chịu.

Do đó, phóng viên Thanh Niên đã làm khảo sát tại các con đường, công viên bằng máy đo nhiệt độ thông thường (không theo cách chuyên môn của chuyên gia khí tượng thủy văn) tại những nơi mà nhiều người chọn tránh nóng để có cảm nhận trực quan về sức nóng ngoài đường phố ở TP.HCM.

Theo ghi nhận, tại một số khu vực ở thành phố như: Q.1, Bình Thạnh, Phú Nhuận có mức nhiệt độ cao chót vót. 

Lúc 12 giờ 19, ghi nhận tại bản điện tử ở ngã tư Hàng Xanh có nhiệt độ là 40 độ C

Lúc 12 giờ 19, ghi nhận tại bản điện tử ở ngã tư Hàng Xanh có nhiệt độ là 40 độ C

Phạm Hữu

Còn tại đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh) ghi nhận nhiệt độ là 46 độ C

Còn tại đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh) ghi nhận nhiệt độ là 46 độ C

Phạm Hữu

Người dân TP.HCM đang chịu đựng số ngày nắng nóng trên 35 độ dài kỷ lục trong 30 năm

Tại ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) vào lúc 12 giờ 19 phút, bảng điện tử đo nhiệt độ là 40 độ C. Nơi đây có lượng xe lưu thông lớn ở 4 chiều, không có bóng cây, nắng nóng bao trùm hầu hết ở ngã tư này.

Từ ngã tư Hàng Xanh, đi ngược về hướng đường Điện Biên Phủ, đến vòng xoay Điện Biên Phủ thì cho thấy nhiệt độ đã tăng lên 6 độ C (tức 46 độ C) khi đặt nhiệt kế đo trên mặt đường. Tương tự, khi tiến về hướng trung tâm thành phố là phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) cũng ghi nhận mức nhiệt là 46 độ C dù nơi đây cách sông Sài Gòn khoảng 300 mét.

Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 3.
Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 4.

Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) ghi nhận nhiệt độ là 46 độ C

Phạm Hữu

Còn ở một số nơi như Công viên 30.4, Tao Đàn (Q.1) hay bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại có nền nhiệt độ "dễ chịu" hơn nhưng vẫn ở mức gần 40 độ C. 

Cụ thể như ở Công viên 30.4, nơi có hàng trăm cây xanh tạo nhiều bóng râm cũng ghi nhận mức nhiệt lên đến 38 độ C. Còn ở Công viên Tao Đàn ghi nhận mức nhiệt hơn 37 độ C. Ở khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Q.Phú Nhuận) thì nhiệt độ đạt mức dao động từ 36 -37 độ C. 

Riêng khu vực Công viên bến Bạch Đằng (Q.1), nơi tiếp giáp với sông Sài Gòn lại có nền nhiệt độ ở mức 37 độ C. 

Ở noi có nhiều cây xanh, bóng mát như Công viên Tao Đàn nhiệt độ là hơn 37 độ C

Ở nơi có nhiều cây xanh, bóng mát như Công viên Tao Đàn nhiệt độ là hơn 37 độ C

Phạm Hữu

Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 6.
Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 7.

Ghi nhận nhiệt độ tại Công viên 30.4 (Q.1) là 38 độ C

Phạm Hữu

Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 8.
Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 9.

Nhiệt độ tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Q.1) chênh lệch từ 38 -39 độ C. Với nhiệt độ này Phạm Bùi Phúc Hậu, sinh viên Trường ĐH Văn Hóa cho biết dù nóng bức nhưng dễ chịu hơn khi ở phòng trọ bất kể ngày hay đêm vì có nhiều bóng râm, không khí thông thoáng

Phạm Hữu

Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 10.
Nắng nóng lịch sử ở TP.HCM: Giữa trưa Bình Thạnh 46 độ C; quận 7 chỉ 40 độ- Ảnh 11.

Tại khu vực Công viên bến Bạch Đằng (Q.1), nơi tiếp giáp với sông Sài Gòn lại có nền nhiệt độ ở mức 37 độ C

Phạm Hữu

Cùng thời điểm, ghi nhận tại khu vực Q.7 cho thấy nhiệt độ ở mức dao động. Vào khoảng 40 – 42 độ C. Tại Công viên Nam Viên (Q.7) vào lúc 13 giờ 30 phút, nhiệt độ ghi nhận được là 42 độ C. Nơi đây có nhiều cây xanh, ít xe cộ qua lại. 

Cách đó khoảng 3 km, ở khu đô thị Mỹ Kim (Q.7), nhiệt độ ghi nhận cũng khoảng 40 độ C, nơi đây cũng có nhiều cây xanh bao phủ. 

Lúc 14 giờ chiều, ở đường Trần Văn Trà, gần Công viên bờ sông Panorama dù trời nắng nhưng nhiều người không cảm thấy quá oi bức, khó chịu vì thỉnh thoảng có gió mát từ sông thổi vào.

13 giờ 30 phút ngày 2.5 tại công viên Nam Viên (Q.7), nhiệt độ ghi nhận được là 42 độ C

13 giờ 30 phút ngày 2.5 tại công viên Nam Viên (Q.7), nhiệt độ ghi nhận được là 42 độ C

Dương Lan

Anh Nguyễn Đắc Tính (35 tuổi) tài xế công nghệ nghỉ trưa tại công viên Nam Viên. “Khu Q.7 nhiều nơi có cây xanh, thoáng mát, ít xe cộ đi lại hơn ở khu vực trung tâm nên mát hơn. Tôi thường nghỉ trưa ở công viên Nam Viên vì ở đây mát mẻ, tôi thường chạy xe ngoài đường và cảm nhận TP.HCM những ngày này quá nắng nóng”

Anh Nguyễn Đắc Tính (35 tuổi) tài xế công nghệ nghỉ trưa tại công viên Nam Viên. “Khu Q.7 nhiều nơi có cây xanh, thoáng mát, ít xe cộ đi lại hơn ở khu vực trung tâm nên mát hơn. Tôi thường nghỉ trưa ở công viên Nam Viên vì ở đây mát mẻ, tôi thường chạy xe ngoài đường và cảm nhận TP.HCM những ngày này quá nắng nóng”

Dương Lan

Xem nhanh 20h: Mức nhiệt độ kỷ lục ở TP.HCM

Người đàn ông dừng xe dưới gốc cây bán nước cho khách

Người đàn ông dừng xe dưới gốc cây bán nước cho khách

Dương Lan

13 giờ 45 phút, nhiệt độ ghi nhận ở khu phố Mỹ Kim (Q.7), nhiệt độ ghi nhận là 40 độ C. Nơi đây có nhiều cây xanh, bóng mát, ít xe cộ đi lại

13 giờ 45 phút, nhiệt độ ghi nhận ở khu phố Mỹ Kim (Q.7), nhiệt độ ghi nhận là 40 độ C. Nơi đây có nhiều cây xanh, bóng mát, ít xe cộ đi lại

Dương Lan

Ông Mai Tấn Hiệp (49 tuổi), một nhân viên bảo vệ cho biết, so với khu vực trung tâm, nhiệt độ ở những nơi có cây xanh như khu Phú Mỹ Hưng (Q.7) thấp hơn vài độ, cũng cảm thấy dễ thở hơn

Ông Mai Tấn Hiệp (49 tuổi), một nhân viên bảo vệ cho biết, so với khu vực trung tâm, nhiệt độ ở những nơi có cây xanh như khu Phú Mỹ Hưng (Q.7) thấp hơn vài độ, cũng cảm thấy dễ thở hơn

Dương Lan

Bà Nguyễn Thị Mười Một (51 tuổi) tưới cây ở đường Trần Văn Trà, gần khu vực công viên bờ sông Panorama vẫn cảm thấy dễ chịu,  không quá nóng bức

Bà Nguyễn Thị Mười Một (51 tuổi) tưới cây ở đường Trần Văn Trà, gần khu vực công viên bờ sông Panorama vẫn cảm thấy dễ chịu, không quá nóng bức

Dương Lan

14 giờ chiều, nhiệt độ tại công viên Hồ Bán Nguyệt (Q.7) khoảng 39 độ C - thấp hơn ở nhiều khu vực thuộc trung tâm thành phố khi thời tiết nắng nóng

14 giờ chiều, nhiệt độ tại công viên Hồ Bán Nguyệt (Q.7) khoảng 39 độ C - thấp hơn ở nhiều khu vực thuộc trung tâm thành phố khi thời tiết nắng nóng

Dương Lan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.