Ngày mới với tin tức sức khỏe: Có nên xoa vết tiêm sau tiêm vắc xin Covid-19?

09/09/2021 00:14 GMT+7

'Có nên xoa vết tiêm sau tiêm vắc xin Covid-19 ?' là câu hỏi của nhiều người trước khi tiêm vắc xin. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem các khuyến nghị của chuyên gia về vấn đề này!

Hãy sử dụng nước súc miệng theo 4 bước này; F0 khỏi bệnh có bị tái nhiễm với biến thể Delta?; 7 lợi ích của quả chùm ruột núi... là những thông tin tiếp theo, bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Vì sao không nên xoa bóp, chà xát vào vết tiêm sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

Tiêm vắc xin là một bước rất quan trọng để chống chọi với đại dịch Covid-19. Đối với việc tiêm chủng, các chuyên gia khuyến nghị một số điều nên và không nên làm để giảm thiểu tác dụng phụ và giúp vắc xin hoạt động hiệu quả nhất.

Nên xoa bóp trước khi tiêm thay vì sau khi tiêm

Ảnh minh họa: Shutterstock

Cảm giác đau nhức tại vết tiêm là một tác dụng phụ phổ biến. Tuy vậy không nên xoa bóp khu vực này, kể cả bạn có tiêm vắc xin Covid-19 hay các loại vắc xin khác.
Sau khi tiêm vắc xin, đau nhức và cứng khớp quanh vết tiêm là một trong những tác dụng phụ phổ biến. Tình trạng đau nhức và mẩn đỏ có thể kéo dài trong nhiều ngày và khiến chúng ta khó cử động cánh tay. Đây là cách cơ thể nhận biết vắc xin lần đầu tiên.
Theo các chuyên gia thì không nên xoa bóp hoặc chà xát tại chỗ tiêm sau tiêm vắc xin, vì hành động này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Vắc xin được tiêm vào đường bên trong cơ (cơ nằm dưới mô dưới da). Xoa bóp có thể khiến thuốc chảy ngược lại vào mô dưới da. Các bác sĩ khuyến nghị nên tránh chà xát hoặc xoa bóp trong vòng vài giờ sau khi tiêm. Xoa bóp trước khi tiêm thì sao? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.9.

Bộ Y tế khuyến cáo về sử dụng kết hợp 2 loại vắc xin phòng Covid-19

Bạn hãy sử dụng nước súc miệng theo 4 bước này 

Mặc dù không thể thay thế cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nhưng nước súc miệng vẫn có vai trò quan trọng trong thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.

Có 4 bước để súc miệng đúng cách

SHUTTESRTOCK

Nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám và giảm nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.
Sau đây, tiến sĩ Anjum Jahan, nha sĩ người Anh, chỉ ra 4 bước quan trọng để sử dụng nước súc miệng đúng cách.
Tiến sĩ Jahan nói: “Khi nói đến việc chăm sóc răng miệng và sức khỏe răng miệng, nước súc miệng cũng quan trọng như đánh răng vì nó giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng bằng cách loại bỏ vi khuẩn mà nếu chỉ đánh răng thì không thể loại bỏ được”.
“Nên sử dụng nước súc miệng 1 lần mỗi ngày và vào thời điểm khác với đánh răng vì việc súc miệng có thể loại bỏ florua có lợi từ kem đánh răng”, tiến sĩ Jahan chia sẻ.
Tuy nhiên, nước súc miệng có thể gây hại nhiều hơn lợi nếu sử dụng nó thay cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Chia sẻ tiếp theo của tiến sĩ Jahan sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.9.

Cụ bà 91 tuổi ngồi xe lăn đi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19

F0 khỏi bệnh có bị tái nhiễm với biến thể Delta

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ tái nhiễm của F0 khỏi bệnh đã giảm 90% so với những người chưa từng nhiễm Covid-19. Sự bảo vệ này được duy trì đến 10 tháng trở lên.

F0 khỏi bệnh có nguy cơ nhiễm biến thể Delta thấp hơn so với người đã tiêm chủng

Shutterstock

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu, nhưng tất cả các trường hợp đều kết luận nguy cơ tái nhiễm ở F0 khỏi bệnh là rất thấp.
Các nhà khoa học kết luận rằng khả năng chống lại việc tái nhiễm ở F0 khỏi bệnh tương đương với tiêm chủng hoặc thậm chí cao hơn.
Nghiên cứu của Israel bao gồm hơn 740.000 người tham gia, bao gồm các F0 đã khỏi bệnh, F0 khỏi bệnh được tiêm 1 liều vắc xin, và người đã tiêm chủng đủ 2 liều - trong thời gian từ ngày 1.6 đến ngày 14.8.2021. Đây là thời gian biến thể Delta đang phổ biến ở Israel.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh các yếu tố: Tỷ lệ nhiễm Covid-19, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tỷ lệ nhập viện và tử vong giữa F0 khỏi bệnh và người đã tiêm vắc xin. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem kết quả nghiên cứu này!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.