'Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa' và tình bạn của cặp đôi Khánh - Thụy

Thế Sang
Thế Sang
01/07/2023 12:31 GMT+7

Chiều tối ngày 30.6, Patron Art Space khai mạc triển lãm Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa tại Lan Anh Village (TP.Thủ Đức, TP.HCM) về các tác phẩm màu nước của hai họa sĩ Bùi Duy Khánh và Dương Thụy.

Buổi triển lãm có ông Enrico Padula - Tổng lãnh sự Ý tại TP.HCM, ông Michele D'Ercole - Chủ tịch ICHAM, ông Nguyễn Thanh Duy - CEO, nhà sáng lập Dream Group và chị Lê Phạm Ngọc Minh - giám tuyển. 

Triển lãm 'Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa' giữa lòng đô thị hiện đại - Ảnh 1.

Từ trái sang: ông Michele D'Ercole, ông Enrico Padula và anh Nguyễn Thanh Duy

BTC

Triển lãm Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa trưng bày 30 bức tranh của hai họa sĩ Bùi Duy Khánh, Dương Thụy. Tất cả các bức tranh này được vẽ ở Ý, và toàn bộ phong cảnh đều ở Ý. 

Theo ông Enrico Padula, triển lãm như một trong những gạch nối giữa quan hệ hai nước trong kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Ý. Còn ông Michele D'Ercole cho biết, thông qua tranh - một trong những loại hình văn hóa đặc sắc - cũng là chìa khóa để thắt chặt tình bạn giữa hai quốc gia, hai nền văn hóa. 

Theo ý tưởng của ông Michele D'Ercole, và cũng như chia sẻ của giám tuyển, các họa sĩ đã sống và dồn tâm huyết sáng tạo trên đất Ý; họ đã ghi lại rất nhiều cảnh vật, những ấn tượng về nơi đây trên giấy và đó là một trong những cách để quảng bá văn hóa Ý đến mọi người. 

Giám tuyển Lê Phạm Ngọc Minh

Anh Thụy bắt cảm xúc rất nhanh, nhưng anh ấy không thể nào giữ cảm xúc đó lâu dài mà anh phải nghiên cứu theo kiểu trong xưởng. Còn anh Khánh có thể xem như một danh họa (master) về màu nước và kỹ thuật rồi nên anh ấy có một sự mẫu mực khi vẽ, và khi bạn xem, bạn sẽ thấy hiệu ứng thị giác rất mạnh. 

Triển lãm 'Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa' giữa lòng đô thị hiện đại - Ảnh 2.

Một trong hai gian chính trưng bày các tác phẩm của họa sĩ

BTC

Tại sao lại là những lát cắt trong sự nghiệp sáng tác của Dương Thụy và Bùi Duy Khánh? 

Chia sẻ về lý do chọn tranh của hai họa sĩ Khánh - Thụy cho buổi triển lãm lần này, chị Lê Phạm Ngọc Minh tâm sự: “Lý do đầu tiên để Patron chọn Khánh và Thụy là vì tài năng và tên tuổi của họ. Cả hai đều là họa sĩ đã thành danh, là những người có ý tưởng, phong cách, nghệ thuật rất riêng, đặc biệt hơn khi anh Bùi Duy Khánh là Chủ tịch Hiệp hội Màu nước Quốc tế tại Việt Nam. Có thể nói anh Khánh là “master”, là nguồn cảm hứng của giới màu nước Việt Nam. Không chỉ thế, anh còn như một người thầy đã dạy nhiều thế hệ, nhiều họa sĩ vẽ màu nước chuyên nghiệp. Một lý do đặc biệt hơn khi Patron chọn trưng bày tranh của hai anh Khánh và Thụy đó chính là mối quan hệ của hai họa sĩ này. Anh Thụy trước khi nghe theo “tiếng gọi của con tim” và dành hết tâm huyết cho con đường nghệ thuật, từng là một kiến trúc sư. Và chính anh Khánh là người truyền cảm hứng, người thầy của anh Thụy. Dương Thụy từng chia sẻ với tôi, họa sĩ Duy Khánh là một phần động lực để anh Thụy từ bỏ nghề trước kia và trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp như bây giờ". 

Triển lãm như một chuyến đi, một hành trình phản ánh về những vẽ đẹp có thể gọi là tiêu biểu nhất về cảnh sắc và con người Ý, qua sự thực hành, chiêm nghiệm của họa sĩ đương đại Việt Nam. Cái đặc sắc là hai họa sĩ đã dùng chất liệu màu nước để "chuyển hóa những trải nghiệm" của cá nhân về đất nước Ý vừa cổ kính, vừa hiện đại và dịp này là để khán giả có thể xem những "lát cắt" về một xứ sở châu Âu xa xôi. 

Khá tiếc là hai họa sĩ Dương Thụy và Bùi Duy Khánh không chia sẻ nhiều về chất liệu, màu sắc cũng như sự ấn tượng rất riêng của các anh về nước Ý tại buổi triển lãm. 

Chị Lê Phạm Ngọc Minh cho biết, ban tổ chức chọn không gian Lan Anh Village vì nơi đây có nét kiến trúc nhà cổ Việt Nam, lý tưởng để trưng bày các tác phẩm hội họa về nước Ý. 

'Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa' và tình bạn của cặp đôi Khánh - Thụy - Ảnh 5.

Các gian trưng bày theo lối đóng - mở

BTC

Có tất cả 30 tác phẩm được trưng bày tại sự kiện lần này. Các bức tranh được trưng bài ở 2 gian chính và 1 gian phụ ở giữa (nối liền 2 gian chính) theo lối đóng - mở. 

Buổi triển lãm kéo dài trong khoảng thời gian từ ngày 30.6 đến ngày 9.7. Vào ngày 7.7 sẽ có buổi trò chuyện cùng giám tuyển. Sau buổi triển lãm, các tác phẩm được rao bán. 

'Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa' và tình bạn của cặp đôi Khánh - Thụy - Ảnh 6.

Họa sĩ cùng xem tranh tại gian trưng bày

BTC

Giám tuyển Lê Phạm Ngọc Minh đã dành thời gian chia sẻ với Thanh Niên về một số vấn đề xung quanh buổi triển lãm lần này.

* Xin chào chị, chị có thể cho biết có bao nhiêu câu chuyện được đề cập trong buổi triển lãm lần này? 

- Chị Lê Phạm Ngọc Minh: Có hai câu chuyện trong các tác phẩm triển lãm lần này. Thứ nhất là trực họa, thứ hai là xưởng họa. Trực họa là những tác phẩm được sáng tác vào năm 2018 trong chuyến đi của hai anh Khánh - Thụy. Xưởng họa là những tác phẩm sáng tác vào năm 2023, được họ sáng tác chỉ riêng cho buổi triển lãm này. 

* Việc di chuyển tranh đến triển lãm có gặp khó khăn gì không?

- Không. Vì là tranh giấy nên di chuyển rất dễ. Chỉ cần cuộn lại, cho vào trong ống và di chuyển. Nếu bạn xem một bức mà họa sĩ vẽ trực họa (ở gian thứ 3), bạn sẽ thấy anh Khánh đang vẽ hình ảnh chính mình đang vẽ ở Ý. Bạn sẽ nhận ra công cụ, đồ nghề của họa sĩ rất đơn giản, như giá vẽ tự động, họ lắp xong, vẽ rồi lại cầm đi. Thế nên những tác phẩm của họ, ví dụ chỉ nói số tác phẩm ở riêng Venice (Ý), mỗi nơi họ di chuyển và vẽ gần 30 bức. 

'Nước Ý: Từ trực họa đến xưởng họa' và tình bạn của cặp đôi Khánh - Thụy - Ảnh 7.

Giám tuyển Lê Phạm Ngọc Minh trò chuyện với ông Enrico Padula

BTC

* Các tác phẩm trưng bày lần này có khu biệt thành các chủ đề nào cụ thể không?

- Có. Mình chia ra 2 mạch, một là trực họa về văn hóa và hai là trực họa tự nhiên. Trực họa văn hóa mang yếu tố con người, kiến trúc, đặc biệt là ở một nơi như Venice. Trực họa về thiên nhiên thì đặc trưng bởi cảnh đồng cỏ, bầu trời. Anh Thụy rất hay nói với tôi bối cảnh ở Ý đã giống như một bảo tàng rồi, nghĩa là bạn có thể theo rất nhiều đối tượng khác nhau mà không thấy chán. Theo tôi, đó là lý do vì sao Ý không chỉ là nguồn cảm hứng đối với hai anh mà còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều họa sĩ khác. 

* Chị đánh giá cao những tác phẩm nào trong buổi triển lãm lần này?

- Mình đánh giá cao một số tác phẩm của anh Khánh trong xưởng họa, và một số tác phẩm của anh Thụy ở trực họa. Điều này còn tùy vào điểm mạnh của họa sĩ. Anh Thụy bắt cảm xúc rất nhanh, nhưng anh ấy không thể nào giữ cảm xúc đó lâu dài mà anh phải nghiên cứu theo kiểu trong xưởng. Còn anh Khánh có thể xem như một danh họa (master) về màu nước và kỹ thuật rồi nên anh ấy có một sự mẫu mực khi vẽ, và khi xem, bạn sẽ thấy hiệu ứng thị giác rất mạnh. 

* Xin cảm ơn chị!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.