Còn độc quyền, dân còn khổ !

18/11/2013 03:20 GMT+7

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc về bài viết Độc quyền không ổn và Tăng giá điện cần minh bạch trên Thanh Niên ngày 16.11.

Ngụy biện !

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) kinh doanh độc quyền bằng ngân sách quốc gia rồi đầu tư ngoài ngành và tai hại là từ việc đầu tư không đúng này dẫn đến thua lỗ. Nay lại tăng giá điện để dùng tiền đó với lý do đầu tư. Tôi đồng ý với chuyên gia Bùi Kiến Thành là EVN phải tự lực đầu tư, rồi bán điện, chứ không phải bắt dân đóng tiền cho mình đầu tư rồi trở lại bán điện. Điều đó chẳng khác gì bắt dân mua điện 2 lần, còn EVN thì ngồi không hưởng lợi. Còn nếu cứ tăng theo kiểu lộ trình này nọ thì chỉ là hình thức ngụy biện cho sự yếu kém của EVN và các bộ ngành quản lý mà thôi.

Nguyễn Mạnh Cường
(cuonganhnhung.123@gmail.com)

Đau lòng

Tôi làm ngành điện tôi hiểu tại sao giá điện cứ tăng, lương anh em công nhân và kỹ sư cứ thấp, đó là vì ngành điện rất yếu kém trong công tác quản lý và quản lý theo kiểu độc quyền. Có thể hình dung nổi không khi mua một vài vật tư cũng phải xin hàng chục chữ ký, hoặc đi nghiệm thu vài chỗ lặt vặt cũng đưa cả một đoàn cỡ cả chục người, điều cả một chiếc ô tô đi cho... oách. Mua sắm vật tư và thi công thì khỏi phải nói..., nếu quản trị tốt thì chắc ngành điện hằng năm không thể nào lỗ được.

Trần Văn
(van@yahoo.com)

Bài ca buồn !

Rõ ràng việc tăng giá của EVN đang là bài ca buồn cho kinh tế đất nước. Bởi giá điện tăng sẽ kéo hàng loạt thứ khác tăng theo. Quốc hội, Chính phủ cần xem lại và cân nhắc việc tăng giá điện của EVN có hợp lý không, có cần thiết không, để doanh nghiệp và người dân bớt khổ!

Trần Văn Chánh
(chanhtran@gmail.com)

Đỗ Thanh Tuấn 

EVN cần công khai minh bạch giá thành nếu muốn tăng giá điện, không nên đem sự thua lỗ đổ lên đầu dân.

Đỗ Thanh Tuấn
(Q.12, TP.HCM)

 

 

Khó chấp nhận khi EVN giữ thế độc quyền để tăng giá điện. Chúng tôi phải thắt lưng buộc bụng để “gánh” sự tăng giá phi lý này mãi hay sao?

Hồ Mỹ Nhung
(Q.Tân Bình, TP.HCM)
 

 Hồ Mỹ Nhung

Bùi Chiến
(thực hiện)

BAN CTBĐ
(tổng hợp)

>> Bộ Công thương: Kinh doanh xăng dầu không còn độc quyền
>> Phá' độc quyền hàng không
>> Lo ngại độc quyền vàng miếng
>> Quy trình độc quyền
>> Còn độc quyền, còn tăng giá
>> Hệ lụy của việc độc quyền

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.