'Đường cao tốc' từ địa ngục

01/08/2013 16:05 GMT+7

(TNO) Một 'đường cao tốc ngầm' chạy thẳng từ 'địa ngục' có thể cho phép một vài núi lửa phun trào với tốc độ nhanh khủng khiếp.

(TNO) Một 'đường cao tốc ngầm' chạy thẳng từ 'địa ngục' có thể cho phép một vài núi lửa phun trào với tốc độ nhanh khủng khiếp.

Khi trở mình, các núi lửa tống phần đá nóng chảy tích tụ bên trong manti, tức lớp nằm giữa vỏ Trái đất và phần lõi.

Mắc ma được nhồi vào bể chứa bên dưới núi lửa, đến lúc áp lực trở nên quá lớn dẫn đến hoạt động phun trào núi lửa.

Trước nay, giới chuyên gia cho rằng mắc ma len lỏi từ lớp manti lên phía trên cho đến khi lọt vào bể chứa, thường nằm ở độ sâu vài km bên dưới núi lửa, và do đó quá trình này được cho là phải kéo dài qua nhiều năm.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đăng trên chuyên san Nature cho thấy có những con đường chạy từ lớp manti xuyên qua vỏ Trái đất và trực tiếp đến thẳng bể chứa mắc ma.

Kết quả là núi lửa có thể được 'nạp đạn' trong vòng vài tháng, tức tương đương với cái chớp mắt nếu tính theo thời gian của ngành địa chất, và rõ ràng đây là thông tin khủng khiếp cho những cộng đồng sống gần những núi lửa đang say ngủ.

Chứng cứ về sự tồn tại của các 'đường cao tốc' trên đã xuất hiện trong lần phun trào vào khoảng năm 1963 đến 1965 ở núi lửa Irazu (Costa Rica), theo AFP.

Một đội ngũ chuyên gia dẫn đầu là Philipp Ruprecht của Đại học Columbia (Mỹ) đã phát hiện mắc ma được nạp từ lớp manti đến bể chứa trên vỏ Trái đất, khoảng cách 35 km, trong vòng vài tháng.

Hạo Nhiên

>> Lướt trên dung nham núi lửa
>> Chile, Argentina dời dân vì núi lửa
>> Núi lửa phun trào ở Philippines, 4 người chết
>> Hình dạng thực sự của siêu núi lửa Yellowstone
>> Siêu núi lửa hình thành tại Thái Bình Dương
>> Kho dữ liệu lớn nhất về cơn thịnh nộ của núi lửa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.