Nhạc cụ cổ xưa nhất

08/11/2013 03:00 GMT+7

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở miền trung nước này 3 cây sáo làm từ xương chim.

 

Đây là bằng chứng cho thấy người Trung Quốc biết chơi nhạc rất lâu trước khi họ biết đến chữ viết. Tân Hoa xã cho hay 3 cây sáo này làm từ xương loài chim  red-crowned cranes có từ 9.000 năm trước.  Các cây sáo này khá nhỏ, dài khoảng 20 cm và có một số dấu vết chạm khắc.

Các cây sáo được phát hiện tại vùng Jiahu, nơi phát triển của thời đại đồ đá mới với khoảng thời gian 7.500 - 9.000 năm trước. Kể từ năm 1983 đến nay, khu vực này đã được thám sát và khai quật 8 lần. Trong hàng trăm hang động đã tìm thấy các lò gốm, các ngôi mộ và quan tài.

Hãng tin UPI dẫn lời nhà khảo cổ Zhang Juzhong cho biết con người thời đó không chỉ là thợ săn, ngư dân, thợ thủ công mà còn là những nghệ sĩ tài hoa. Văn hóa Jiahu tồn tại cùng thời với nền văn minh Tigris và Euphrates. Tuy nhiên, theo tạp chí Nature thì đây chưa phải là các cây sáo cổ xưa nhất. Mấy năm trước tại nước Đức đã tìm được những cây sáo có niên đại đến 35.000 - 40.000 năm (ảnh).

Tạ Xuân Quan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.