Loài hữu nhũ chứa hơn 320.000 vi rút chưa từng được biết

04/09/2013 08:50 GMT+7

(TNO) Ít nhất 320.000 dạng vi rút chưa được khám phá đang nằm trên các vật chủ là động vật có vú, theo nghiên cứu mới.

Các nhà nghiên cứu cho hay việc xác định được dòng vi rút gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt đối với những loại có thể lây sang người, có thể hỗ trợ ngăn chặn những trận dịch bệnh trong tương lai.

Loài hữu nhũ “chứa chấp” hơn 320.000 vi rút
Loài dơi cáo bay mang theo gần 60 dòng vi rút chưa từng được phát hiện trước đó - Ảnh: Reuters 

Ước tính công cuộc nghiên cứu và khám phá các ổ vi rút mới có thể mất khoảng 6 tỉ USD, nhưng chi phí này chỉ là một phần nhỏ so với viễn cảnh tàn phá một khi dịch bệnh bùng nổ, theo báo cáo trên chuyên san mBio.

Gần 70% số vi rút lây nhiễm ở người, như HIV, Ebola và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), đều xuất phát từ sinh vật hoang dã. Tuy nhiên, cho đến nay, rất khó đánh giá mức độ của vấn đề.

Để nghiên cứu, các chuyên gia tại Mỹ và Bangladesh quan sát một loài dơi gọi là cáo bay. Sinh vật này mang theo vi rút Nipah, nếu lây sang người có thể làm tử vong.

Bằng cách nghiên cứu 1.897 mẫu thu thập từ dơi, các nhà khoa học có thể đánh giá số lượng mầm bệnh mà loài này mang theo. Họ phát hiện gần 60 dòng vi rút khác nhau, hầu hết chưa từng được khám phá trước đó.

Áp dụng phép ngoại suy lên mọi động vật có vú, phải có ít nhất 320.000 vi rút chưa được nghiên cứu trước đây.

Phi Yến

>> Xác định thủy tổ của loài hữu nhũ
>> Tổ tiên loài hữu nhũ tận dụng sự kiện tuyệt chủng
>> Phát hiện loài dơi mới
>> Khẩu dâm ở loài dơi
>> Phát hiện bốn loài dơi kỳ quái
>> Giải mã bí ẩn loài dơi quỷ
>> Loài dơi ở Mỹ sắp tuyệt chủng?
>> Loài dơi kỳ dị

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.