Thu phân đạm từ không khí

02/08/2013 03:05 GMT+7

Phân bón tổng hợp cho cây trồng là nguồn gây ra ô nhiễm rất lớn. Tác động này càng thêm rõ rệt khi phân tan ra và hòa vào nguồn nước. Nay, Giáo sư Edward Cocking thuộc Đại học Nottingham (Anh), đã phát triển một quy trình mà theo ông là thân thiện với môi trường, cho phép các loại cây hấp thụ nitơ tự nhiên trực tiếp từ không khí.

Phân bón tổng hợp cho cây trồng là nguồn gây ra ô nhiễm rất lớn. Tác động này càng thêm rõ rệt khi phân tan ra và hòa vào nguồn nước. Nay, Giáo sư Edward Cocking thuộc Đại học Nottingham (Anh), đã phát triển một quy trình mà theo ông là thân thiện với môi trường, cho phép các loại cây hấp thụ nitơ tự nhiên trực tiếp từ không khí.

Thu phân đạm từ không khí  

Hiện chỉ có một vài loại thực vật (chủ yếu là cây họ đậu) có thể thu nitơ từ không khí với sự giúp đỡ của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh. Vi khuẩn loại này cũng hoạt động trong một số giống mía của Brazil, tạo ra sản lượng cao với chỉ một lượng nhỏ phân đạm tổng hợp bổ sung. Giáo sư Cocking đã phát hiện ra rằng một chủng của vi khuẩn này có thể thâm nhập tất cả cây trồng ở cấp độ tế bào. Dựa vào đó, Cocking phát triển một phương pháp có tên gọi N-Fix, bọc hạt giống trong một lớp vỏ có chứa vi khuẩn. Khi hạt giống nảy mầm, vi khuẩn sẽ đi vào cây thông qua bộ rễ và đến tận mỗi tế bào của cây. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi một tế bào đều có khả năng cố định nitơ từ không khí như cây mía.

Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư Cocking: "Giúp cây hấp thụ nitơ tự nhiên là một khía cạnh quan trọng của an ninh lương thực thế giới. Thế giới cần phải tự tháo gỡ sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các loại phân bón tổng hợp được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường và chi phí cao".

Phương Tú - Tạ Xuân Quan

>> Dùng kim cương chế tạo phân bón
>> Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón
>> Ra mắt sản phẩm “Phân bón Địa Long”
>> Khánh thành nhà máy phân bón và kho ngoại quan
>> Dồi dào nguồn cung phân bón
>> Khai trương nhà máy phân bón tại Campuchia
>> Phân bón Sumo - đồng hành cùng nhà nông phát triển

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.