• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Thoát vị đĩa đệm

22/02/2016 09:53 GMT+7

Đa số các trường hợp thoát vị xảy ra nơi cột sống thắt lưng hay cột sống cổ, tuy nhiên đôi khi người bệnh không biết mình bị thoát vị đĩa đệm vì không hề đau.

Bài: Bác sĩ Đào Ty Tách

 

herniated-disc-1

 

Q: Thưa bác sĩ, gần đây tôi thường xuyên bị đau phần thắt lưng, đây có phải là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm không?

 

A: Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống trông giống như một miếng thạch với phần “thạch mềm” ở giữa và phần vỏ bên ngoài đặc hơn. Thoát vị đĩa đệm còn gọi là trượt đĩa đệm hay vỡ đĩa đệm xảy ra khi phần "thạch mềm” lọt ra ngoài qua vết nứt ở phần vỏ, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức và tê yếu một bên cánh tay hay cẳng chân. Đa số các trường hợp thoát vị xảy ra nơi cột sống thắt lưng hay cột sống cổ, tuy nhiên đôi khi người bệnh không biết mình bị thoát vị đĩa đệm vì không hề đau.

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường là đau cánh tay hay đau cẳng chân. Nếu thoát vị vùng thắt lưng, người bệnh đau dữ dội ở mông, đùi, bắp chân và một phần bàn chân. Nếu thoát vị vùng cột sống cổ, người bệnh đau ở vai và cánh tay rồi lan xuống cẳng tay, tê rần dọc theo dây thần kinh, cơ bắp suy yếu nên dễ vấp ngã, khó nâng đồ vật. 

 

risks-of-herniated-disc-surgery

 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường do thoái hóa cột sống, đĩa đệm mài mòn theo thời gian. Nâng vật nặng không đúng cách, té ngã hay đánh mạnh vào cột sống cũng làm thoát vị đĩa đệm. Các yếu tố tăng nguy cơ thoát vị bao gồm dư cân béo phì gây áp lực trên đĩa đệm, nghề nghiệp cần nâng lên, kéo, đẩy, uốn hay xoắn lưng. Một số người thừa hưởng yếu tố di truyền dễ gây thoát vị. Tủy sống bên dưới thắt lưng tách ra thành một rễ thần kinh dài như… đuôi ngựa, khi thoát vị đĩa đệm chèn ép vùng này thường  làm yếu chi hay tê liệt.  

Để chẩn đoán, thầy thuốc cho người bệnh nằm thẳng và đưa chân lên nhiều vị trí khác nhau giúp xác định nguyên nhân. Thầy thuốc cũng kiểm tra phản xạ thần kinh, sức mạnh cơ bắp, khả năng đi bộ, đáp ứng với chạm nhẹ, châm chích hay rung. Chụp X quang không phát hiện thoát vị nhưng giúp loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng, khối u hay gãy xương. Chụp cắt lớp vi tính CT với tia X từ nhiều hướng khác nhau tạo ra hình ảnh cắt ngang cột sống. Chụp cộng hưởng từ MRI dùng sóng vô tuyến và từ trường mạnh tạo ra hình ảnh nhiều tầng giúp xác định vị trí thoát vị. Trong chụp tủy đồ, thầy thuốc tiêm thuốc nhuộm vào trong dịch não tủy rồi chụp X quang tìm đĩa đệm thoát vị hay khối u. Ngoài ra thầy thuốc còn đo điện cơ giúp xác định vị trí tổn thương thần kinh. 

 

herniated disc

 

Để điều trị các cơn đau nhẹ và trung bình, thầy thuốc cho toa giảm đau ibuprofen hay naproxen. Nếu cơn đau không bớt, thầy thuốc kê toa thuốc có chất ma túy như codein hay kết hợp cetamol và codein trong thời gian ngắn. Các loại thuốc mới hơn như gabapentin, tramadol và amitriptylin giúp giảm đau thần kinh hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn so với chất ma túy. Corticoid tiêm trực tiếp xung quanh dây thần kinh cột sống làm giảm sưng đau nhanh chóng nhưng nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Nên kết hợp các bài tập vật lý trị liệu như kéo cổ hay kéo lưng, siêu âm sóng ngắn và kích thích điện. Một số ca thoát vị nặng cần phẫu thuật nếu sau sáu tuần điều trị mà vẫn tê yếu, đi đứng khó khăn và tiêu tiểu không tự chủ. Trong nhiều trường hợp, thầy thuốc chỉ cần cắt bỏ “miếng thạch” lòi ra, hiếm khi phải cắt toàn bộ đĩa đệm và gắn liền hai đốt sống với nhau bằng kim loại hay thay đĩa đệm nhân tạo. Để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục nhằm tăng cường cơ bắp vùng lưng, ngồi thẳng lưng khi làm việc trong thời gian dài, tránh nâng vật nặng quá mức gây áp lực lên cột sống. 

 

Top
Top