• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
31/03/2024 17:00 GMT+7

Philippines là nước đi đầu trong việc xuất khẩu vải sợi và giả da từ sợi lá dứa đi khắp thế giới. Người dân của họ mặc loại vải này rất phổ biến trong nước họ. Thế nhưng người mang những trang phục lá dứa đến các tuần lễ thời trang thế giới lớn nhất lại là các nhà thiết kế Việt Nam.

Bộ sưu tập (BST) của NTK Việt Nam Phạm Ngọc Anh trình diễn tại tuần lễ thời trang 2024 ở London và Paris vừa qua được làm từ vải sợi lá dứa, gai xanh, gai dầu… Các công đoạn tạo thành trang phục của BST như se sợi, dệt vải, nhuộm màu cũng được NTK dùng và xử lý hoàn toàn theo hướng bền vững.

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 1.

Sản phẩm thời trang xanh của NTK Ngọc Anh nhận được nhiều đánh giá cao tại tuần lễ thời trang London và Paris

LA PHẠM

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 2.

LA PHẠM

Chia sẻ với phóng viên, NTK Ngọc Anh cho biết: "Những cây gai xanh được trồng ở Điện Biên khi dệt thành vải có bề mặt xốp cao, nhẹ nên có khả năng hút ẩm, tia UV và các chất thải trong môi trường khí rất tốt. Vải gai được ví như loại lụa cao cấp dòng vegan. Vải gai dầu được lấy từ bà con dân tộc vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình… - nơi những người thợ để làm ra được tấm vải mềm, nhẹ hơn đã phải lăn đá hàng giờ liền. Trong khi đó vải lá dứa lại được làm từ những quả dứa trồng ở Nghệ An. Sau khi được thu hoạch quả, phần lá được lấy làm sợi. Kết hợp với thổ cẩm, các loại vải này dựng thành từng trang phục trong BST làm nên vẻ đẹp mộc mạc, độc đáo, được nhiều khách hàng thời trang của tuần lễ chú ý".

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 3.

LA PHẠM

Ngành công nghiệp thời trang đã bị chỉ trích vì điều kiện làm việc tồi tệ cũng như tác động tiêu cực đến việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ nguyên liệu thô, thành phẩm đối với môi trường. Liên Hợp Quốc đã thành lập Liên minh thời trang bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2019 để nâng tầm các thương hiệu thời trang lên tiêu chuẩn cao hơn. Chính vì thế mà trong các tuần lễ lớn nhất của thế giới như Paris, London đều khuyến khích việc các NTK mang đến những BST hoặc những ý tưởng về thời trang xanh - như một cách làm giảm sự khác biệt trong các quan niệm về thời trang cũng như làm dịu đi cái nhìn về một nền thời trang gây tiêu cực cho trái đất.

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 4.

LA PHẠM

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 5.

LA PHẠM

Là một trong số rất ít NTK thực hiện BST theo hướng bền vững tại tuần lễ thời trang London và Paris 2024, NTK Ngọc Anh gây ấn tượng ngay từ khi giới thiệu các mẫu trang phục của mình. Chị nói: "Người dân tộc ước lượng số lượng chất nhuộm nên kết quả màu sắc trên mỗi mảnh vải trong BST là khác biệt và độc bản. Những chất nhuộm có nguồn gốc thiên nhiên được tìm thấy trong rừng hoặc trong vườn như củ nâu (màu nâu đỏ), củ nghệ (màu vàng), lá chàm (màu indigo). Người Mông có kỹ thuật vẽ sáp ong rất đẹp. Họ truyền nghề từ đời này sang đời khác. Mỗi miếng vải trong được vẽ một cách ngẫu hứng và theo cảm xúc. Không có miếng vải giống nhau. Tính độc bản - yếu tố được đánh giá cao nhất trong thời trang nghệ thuật và cũng là điểm nổi bật vốn chỉ có ở sản xuất thủ công, trong BST này là rất mạnh mẽ".

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 6.
Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 7.
Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 8.

Các công đoạn làm nên BST trình diễn tại London, Paris của NTK Phạm Ngọc Anh

PHẠM NGỌC ANH

Khi trái đất ngày càng bị tác động xấu bởi môi trường thì người tiêu dùng ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về sự bền vững trong xu hướng tiêu dùng thời trang. Bởi vậy, thời trang xanh đang trở thành chủ đề được quan tâm bậc nhất. Người tiêu dùng dần ưa chuộng các loại vải có nguồn gốc thiên nhiên và họ rất quan tâm đến cách sản xuất ra chúng. Họ luôn đặt câu hỏi sản phẩm thời trang nào tốt cho da (sức khỏe), có mang nhiều tác hại đến cho môi trường không… Họ tôn vinh những sản phẩm có dấu ấn nghệ thuật, văn hóa truyền thống - như một cách để làm cho tính hợp thời bền vững hơn (vẻ đẹp vượt thời gian), tuổi đời sản phẩm dài hơn tránh vòng quay ngắn ngủi của mốt, giảm lãng phí.

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 9.

Thiết kế của Phan Đăng Hoàng tại tuần lễ thời trang diễn ra tại Ý

PHAN ĐĂNG HOÀNG

Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 10.
Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 11.
Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế- Ảnh 12.

NTK Phan Đăng Hoàng thực hiện nhuộm, dệt thủ công các công đoạn làm nên BST mang đến Tuần lễ thời trang Milan

PHAN ĐĂNG HOÀNG

NTK Ngọc Anh nói: "Vải được vẽ, được nhuộm bằng các chất tự nhiên, sau đó được đem phơi khô để ăn màu rồi được nấu trong nước để sáp ong tan chảy, để lại hình trang trí thủ công đỉnh cao. Để làm cho miếng vải đặc biệt hơn, người thợ thêu hoặc may điểm xuyết bằng màu đối lên đó. Để có được mảnh vải (10m x 30cm), người thợ phải vẽ rất tỉ mỉ trong hàng tuần trời. Những loại thổ cẩm vẽ sáp ong với họa tiết khác nhau và được nhuộm bởi những màu khác nhau tạo nên sự phong phú. Các loại vải, thổ cẩm nhuộm từ cây, lá, củ trong BST đều được dệt, nhuộm thủ công, thân thiện với môi trường, có tính bảo tồn văn hóa truyền thống... chính là yếu tố khiến các sản phẩm Việt nổi bật, ghi dấu ở sàn diễn thế giới".

Top
Top