• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Tuổi 20 và những trang thơ về tình yêu đất nước

09/01/2018 08:51 GMT+7

Buổi giao lưu và ra mắt tập thơ “Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu” của nhà thơ 9X Huyền Thư vừa diễn ra tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp, Huyền Thư còn để lại ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc với những trang thơ về tình yêu đất nước.

 

Nhiều người thân, bạn bè cùng những bạn văn đã đến chia vui cùng Huyền Thư như: PGS Nguyễn Thiện Nam - Trưởng khoa tiếng Việt trường Đại học KHXH& NV Hà Nội, Ngọc Hoài Nhân, Từ Hồng Sơn, Huỳnh Trọng Khang, Nhật Phi, nhà văn Hòa Bình, nhà thơ Nguyễn Phong Việt, nhạc sĩ Quỳnh Lệ, nhạc sĩ Đỗ Ngọc Quang…

Tập thơ “Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu được chia làm 5 phần: Bắt đầu từ chính nỗi đau; Nếu anh về Hà Nội; Chờ dịu dàng ở châu đại dương; Đôi mắt trẻ thơ, mẹ và làng; và Đất nước. Tập thơ giống như một câu chuyện của một cô gái xa nhà đi học ở New Zeland, trong thời gian đó, những ký ức, kỷ niệm được đánh thức. Câu chuyện ấy trải dài từ ấu thơ, từ làng quê, đến những rung động đầu đời và kết lại bằng những tâm tình, nỗi niềm với đất nước.

 

voi nha van tran nha thuy

Huyền Thư và nhà văn Trần Nhã Thụy – người dẫn dắt cho buổi giao lưu và ra mắt tập thơ

 

Nhiều bạn đọc có mặt ở buổi giao lưu đều đồng ý với nhận định: Thơ Huyền Thư “già” hơn tác giả rất nhiều. Ở đó, bằng giọng thơ như tâm tình, thiên về tự sự, thơ Huyền Thư có gì đó già dặn, đầy trăn trở vượt lên lứa tuổi.

Huyền Thư tâm sự: “Việc làm thơ giống như một cách để giải tỏa những cảm xúc trong lòng, những cảm xúc không dễ nói ra. Cả tập thơ là một trình tự về tình yêu của con người; ở đó, ngoài tình yêu đôi lứa còn là tình yêu bản thân, yêu gia đình, yêu làng quê”.

Huyền Thư tên thật là Tặng Thị Huyền Anh, sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình. Huyền Thư sang New Zeland từ năm 13 tuổi nên trong những năm tháng xa nhà, Thư gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngôn ngữ và văn hóa. Những lúc như vậy, Thư càng nhớ quê hương nhiều hơn. “Không có điều gì bắt buộc cả, cảm xúc về làng quê, về đất nước cứ tự nhiên ùa đến. Đó là những khoảnh khắc tuổi thơ, những khoảnh khắc yên vui mà Thư trải qua bên gia đình”, Huyền Thư chia sẻ.

 

Huyen Thu 2

Chân dung nhà thơ trẻ Huyền Thư

 

Bài thơ “Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất những tâm tư đó của Huyền Thư:

"Nhớ rất nhiều là nhớ những ngày qua

Thiên lý nồng hương

Chiều hạ buồn mắt bão

Lũ ve sầu được mùa sục sạo

Mừng khóm hòe gần độ biết đơm bông

Hàng cây năm ấy ông trồng

Đẻ những tán xòe, tán xanh trong lòng người ở lại"

Đây là bài thơ đã giúp Huyền Thư đạt giải Nhì trong cuộc thi thơ trẻ New Zealand 2016 (National Schools Poetry Award 2016) do Trung tâm viết văn của Trường Đại học Victoria tổ chức. Giám khảo của cuộc thi - nhà thơ, nhà biên kịch nổi tiếng Anne Kennedy nhận xét: “Trong bài thơ Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu? Huyền Thư đề cập đến trận lụt kinh hoàng và hậu quả của nó. Bài thơ này là minh chứng cho tầm quan trọng của nghệ thuật trong việc giúp con người vượt qua nỗi đau, bằng cách so sánh thảm họa với vẻ đẹp - vẻ đẹp của nhạc điệu và hình ảnh”.

Nhà văn Hòa Bình chia sẻ: “Tôi rất trân trọng tri thức của Huyền Thư. Với tập thơ đầu tay này, bạn đã nhặt ra từng con chữ, mong muốn đến được với những người yêu tiếng Việt, yêu văn hóa, ghi nhận những cốt lõi của chúng ta. Mỗi người sẽ tìm thấy cho mình những khoảnh khắc thú vị khi lật giở tập thơ này”.

 

nha van Hoa Binh chia se

Nhà văn Hòa Bình chia sẻ tại buổi ra mắt và giao lưu tập thơ “Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu”

 

Tại buổi giao lưu, nhiều bạn đọc có cùng thắc mắc: Ở nước ngoài, Huyền Thư có theo dõi và đọc sách của các tác giả trong nước hay không? Với một người trẻ đang sống và học tập ở nước ngoài, có điều kiện va chạm và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng vì sao Huyền Thư lại lựa chọn lối viết có vẻ êm đềm như vậy?

Huyền Thư chia sẻ: dù xa quê hương nhưng Thư vẫn đọc nhiều văn thơ của các tác giả trẻ trong nước như Nguyễn Phong Việt, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Trường Phong, Du Nguyên… Thư viết về những gì mình cần, những cái thân thuộc với mình. Vì thế, Thư viết về đất nước, về những khó khăn mà mình đã trải qua. Đó chính là cảm xúc thật của mình, và từ cảm xúc đó nó chuyển thành thơ. Thư hoàn toàn không cố gắng để làm thơ”.

 

ky tang sach

Tác giả Huyền Thư kí tặng sách cho bạn đọc

 

Top
Top