Tổ chức lớn trước nguy cơ chết lâm sàng

01/12/2023 08:03 GMT+7

Chiến sự giữa Nga và Ukraine tiếp tục làm thay đổi trật tự chính trị an ninh và cục diện quan hệ quốc tế ở châu Âu như thế nào được thể hiện thời sự nhất ở số phận của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE).

Từ góc độ hợp tác và gắn kết toàn châu lục thì OSCE với 57 thành viên là tổ chức lớn nhất ở châu Âu. Trong trật tự chính trị và an ninh tồn tại lâu nay ở châu Âu, OSCE có vai trò và ảnh hưởng không hề nhỏ.

Tổ chức lớn trước nguy cơ chết lâm sàng - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Bắc Macedonia Bujar Osmani (phải) đón Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dự hội nghị ngoại trưởng OSCE ngày 30.11

REUTERS

Bắc Macedonia là chủ tịch đương nhiệm của OSCE. Tổ chức này chưa thống nhất được thành viên nào đảm trách cương vị chủ tịch năm 2024, nhưng đã chọn Phần Lan làm chủ tịch luân phiên cho năm 2025 để kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp ước Helsinki về an ninh và hợp tác ở châu Âu, tiền thân của OSCE ngày nay. 

Từ năm 2021 đến nay, tổ chức này không thông qua được ngân sách hằng năm chung do bị Nga phủ quyết. Hoạt động của OSCE vì thế bị hạn chế đáng kể. Sự phủ quyết của Nga không khó hiểu, vì đương nhiên Nga không thể để cho những thành viên phương Tây trong OSCE sử dụng chính tổ chức này để chống Nga. Nga không chủ ý vô hiệu hóa hoàn toàn OSCE nhưng không để tổ chức này hoạt động gây bất lợi cho Nga.

Điểm xung đột: HIMARS vẫn gây nhiều tổn thất cho Nga; Hamas-Israel hết dừng bắn, lại giao tranh

Hiện vấn đề lớn đối với OSCE còn là bầu chủ tịch cho năm 2024. Ứng viên duy nhất cho đến nay là Estonia. Quốc gia Baltic này là thành viên NATO như Bắc Macedonia nhưng thù địch với Nga hơn nhiều nên Estonia chắc chắn sẽ bị Nga phủ quyết. Nếu không có chủ tịch, OSCE không thể đề xuất những quyết định quan trọng và quyết sách lớn. Cương lĩnh của OSCE không dự phòng quy định cho tình cảnh bị một thành viên phủ quyết. Cho nên tổ chức này chẳng khác gì trong tình trạng nguy cơ chết lâm sàng. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.