Vi-rút Rota và những sai lầm mẹ thường mắc phải

22/12/2015 08:00 GMT+7

Khi con bị nhiễm vi-rút Rota, rất nhiều mẹ sẵn sàng áp dụng tất cả các biện pháp có được với mong muốn con mình mau hết bệnh.

Khi con bị nhiễm vi-rút Rota, rất nhiều mẹ sẵn sàng áp dụng tất cả các biện pháp có được với mong muốn con mình mau hết bệnh.

Mẹ cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập việnMẹ cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện
Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm, tìm hiểu chưa kỹ nhiều mẹ đã và đang mắc phải những sai lầm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Để việc chăm trẻ thật sự tốt và hiệu quả, mẹ nên tránh mắc phải những sai lầm sau:
1. Vi-rút Rota rất ít lây lan
Không ít mẹ nghĩ rằng vi-rút Rota ít lây lan. Sự thật, vi-rút Rota lây truyền qua đường phân - miệng hay tay - miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có vi-rút bám dính rồi đưa tay lên miệng, vi-rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.
Trong khi đó, vi-rút Rota lại sống rất dai dẳng, có thể kéo dài đến 4 giờ trên bàn tay, vài ngày đến vài tuần trên bề mặt rắn1. Điều đáng lo ngại là vi-rút Rota gần như không thể bị tiêu diệt bởi các biện pháp vệ sinh thông thường như xà phòng mà chỉ bị tiệt trừ bởi các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn2.
2. Cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy hoặc kháng sinh
Thực tế, thuốc cầm tiêu chảy không trị dứt điểm vi-rút Rota, mà có thể gây táo bón, khô miệng, chướng bụng, nếu quá liều có thể gây liệt ruột. Vì vậy không được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp này. Tuy nhiên, do lo lắng khi thấy con bỗng dưng tiêu chảy nhiều lần, mong con nhanh khỏi hoặc nhầm lẫn trẻ bị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota với các dạng tiêu chảy thông thường khác, không ít phụ huynh cho con dùng kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy tạm thời.
Ngoài ra, tiêu chảy cấp gây nên bởi Vi-rút Rota do siêu vi trùng gây ra hiện vẫn chưa có trị liệu đặc hiệu, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh này. Việc điều trị bệnh chủ yếu là bù nước và muối đề phòng biến chứng mất nước ở trẻ.
3. Kiêng khem nhiều thứ khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ nhiễm bệnh mẹ vẫn cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, đút chậm bằng muỗng vì trẻ dễ bị ói. Nếu trẻ ói, cho trẻ nghỉ ngơi vài phút rồi đút lại, chậm rãi hơn. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh kỹ lưỡng bình, núm vú và dụng cụ pha sữa.
Đồng thời mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như nước đun sôi để nguội, nước khoáng (không có gas), nước dừa tươi, nước canh rau hoặc cho trẻ uống nước biển khô ORESOL theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
4. Chỉ cần cầm được tiêu chảy bé sẽ không bị mất nước, vì thế không cần phải bù nước
Việc quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota là phải bù nước cho bé. Khi bị nhiễm vi-rút Rota, trẻ có thể đi ngoài dạng lỏng lên đến 10 - 20 lần/ ngày3 kèm với nôn ói nên việc bù nước bằng đường uống trở nên khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời và bù nước đúng cách, trẻ bị suy kiệt nhanh chóng thậm chí có thể tử vong. Trong trường hợp tiêu chảy do vi-rút Rota, cán bộ y tế thường bù nước và điện giải cho bé bằng đường truyền tĩnh mạch.
5. Muốn uống ngừa vi-rút Rota thì uống lúc nào cũng được
Hiện nay, chủng ngừa vẫn là biện pháp chủ động và hữu hiệu nhất giúp trẻ phòng tránh vi-rút Rota. Tại Việt Nam, trẻ có thể bị nhiễm vi-rút Rota ngay từ 3 tháng tuổi4, vì vậy nên cho trẻ uống ngừa vi-rút Rota càng sớm càng tốt, bắt đầu từ lúc bé 6 tuần tuổi và cần hoàn tất liệu trình trước 6 tháng tuổi. Uống ngừa 2 liều vắc-xin Rota chủng hoàn toàn từ người giúp trẻ được bảo vệ sớm & có đầy đủ miễn dịch bảo vệ trước khi bước vào thời kỳ nguy cơ cao nhiễm vi-rút Rota từ 6 -24 tháng tuổi.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm y tế dự phòng gần nhà để uống vắc-xin ngừa vi-rút Rota
Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa vi-rút Rota trên website http://tiemngua.com.
Tài liệu tham khảo
1. J Pediatric Gastro & Nutrition 2008; 46 (Supply 2): S32-37
2. Pediatric Infect Dis J, 2000; 19:S103-5
3. Lancet Infect Dis 2004; 4: 91-99
4. Nguyen Van Man et al. Epidemiological profile and burden of Rotavirus Diarrhea in Vietnam- 5 years of Sentinel Hospital Surveillance. JID 2005; 192:S127-32
Tài liệu giáo dục này được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Pte. Ltd tại TPHCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.