Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga ngừng bơm khí đốt sang châu Âu?

01/04/2022 09:00 GMT+7

Thời hạn các hợp đồng khí đốt mua từ Nga phải chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp đang đến gần. Yêu cầu này sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến các bên liên quan?

Trước đó, Moscow yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” phải trả tiền nhập khẩu khí đốt bằng đồng rúp từ ngày 31.3.

Yêu cầu này sẽ ảnh hưởng các quốc gia đã cấm vận và đóng băng nguồn dự trữ ngoại tệ của Nga. Quy định này đặc biệt ảnh hưởng đến một số nước châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga.

Điều gì sẽ xảy ra sau ngày 31.3?

Nga nói châu Âu sẽ không được sử dụng khí đốt nước này cung cấp nếu không thanh toán bằng đồng rúp.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 29.3 nói: “Rõ ràng là chúng tôi sẽ không cung cấp miễn phí. Không trả tiền thì không có khí đốt”.

Tuy nhiên, ông Peskov cho biết Nga vẫn chưa ra quyết định cuối cùng về việc sẽ phản ứng thế nào trong trường hợp các nước châu Âu không chịu thanh toán bằng đồng rúp.

Hiện châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga để sưởi ấm và sản xuất điện. Khí đốt Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ của châu Âu. Lượng khí đốt EU nhập khẩu từ Nga trong năm 2022 trị giá khoảng từ 200 triệu euro đến 800 triệu euro mỗi ngày.

Châu Âu sẽ tiếp tục phụ thuộc năng lượng Nga đến khi nào?

Điều gì sẽ xảy ra nếu châu Âu không dùng khí đốt từ Nga nữa?

Ủy ban châu Âu cho biết sẽ giảm đến 2/3 mức phụ thuộc vào nguồn cung Nga trong năm nay và hoàn toàn ngưng phụ thuộc “trước năm 2030”.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc thay thế hoàn toàn lượng khí đốt Nga để tạo ra 1.550 terawatt giờ điện năng cho EU trong năm 2021 là không dễ. Châu Âu không thể nhanh chóng thay thế nguồn cung mà cần phải giảm nhu cầu.

Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu khí hóa lỏng tăng sẽ tăng áp lực về giá. Nền kinh tế châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện giá năng lượng tại khu vực này đã tăng vọt.

Việc Nga ngừng cung cấp khí đốt kéo dài có thể khiến các quốc gia phụ thuộc phần lớn vào Nga như Ý và Đức phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cảnh báo lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga có thể gây suy thoái kinh tế khắp châu Âu.

Đức đưa ra 'cảnh báo sớm' về khủng hoảng khí đốt

Nguy cơ lớn hơn

Theo Cơ quan Năng lượng Thế giới, Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 toàn cầu sau Ả Rập Xê Út.

Thay thế khí đốt Nga hoàn toàn không dễ dàng. Châu Âu sẽ phải mua từ thị trưởng mở, như Qatar hay Mỹ, như vậy họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc số khí đốt này sẽ không đến được các thị trường khác. Hậu quả là giá năng lượng ở mọi nơi sẽ tăng vì nguồn cung hạn chế.

Giá dầu có bị ảnh hưởng?

Nga cung cấp khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày cho EU. Không giống như khí đốt, nguồn cung dầu ở mức độ lớn hơn vẫn được điều tiết bởi các hợp đồng dài hạn, giá dầu biến động và được xác định bởi nguồn cung và cầu.

Theo các nhà phân tích, nếu châu Âu vẫn quyết định từ bỏ dầu Nga, giá dầu thô có thể tăng lên 200 USD/thùng, hoặc thậm chí cao hơn.

Nga có bán các mặt hàng khác bằng đồng rúp?

Tổng thống Putin đã ám chỉ rằng khí đốt tự nhiên có thể là mặt hàng đầu tiên Nga sẽ bán bằng đồng rúp.

Nếu phương Tây áp thêm lệnh cấm vận lên Nga, có nhiều khả năng Nga sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho các mặt hàng khác như dầu thô, than đá, kim loại, đất và khoáng sản hiếm, đá quý, khí quý, gỗ, phân bón, dầu ăn và ngũ cốc.

EU, Mỹ đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt để giảm lệ thuộc Nga

Ai sẽ bị ảnh hưởng trước khi thời hạn 31.3 đến gần?

EU và G7 đã từ chối yêu cầu đổi sang thanh toán bằng đồng rúp từ Nga.

Nga khẳng định sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí, ám chỉ đã sẵn sàng đóng đường dẫn. Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ mất từ 200 triệu euro đến 800 triệu euro mỗi ngày.

Còn châu Âu có thể đối mặt với khủng hoảng kinh tế chưa từng có từ sau Thế chiến thứ 2 vì giá năng lượng tăng cao sẽ khiến các nền kinh tế trong khu vực suy thoái.

Tổng thống Putin nói các nước "không thân thiện" phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.